Kỹ thuật bón phân hữu cơ hiệu quả cho cây sầu riêng
Các chuyên gia sinh học khuyên rằng không nên dùng phân hóa học để bón cho cây sầu riêng mà nên thay hoàn toàn bằng phân hữu cơ vi sinh. Phân bón hữu cơ được xem là nguồn dinh dưỡng giúp cây tốt bền lâu.Ở nước ta có các giống sầu riêng tiêu biểu như Ri 6, Dona hoặc Musang King, trong đó giống sầu riêng Dona thường cho năng suất cao nhất.
Cách bón phân cho cây sầu riêng:
Giai đoạn cây con.
Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn cây con để xác định thời điểm bón phân cho phù hợp. Với cây con, ta nên bón 1 lần vào đầu mùa mưa.
Trong thời kỳ bắt đầu, bộ rễ cây sầu riêng chưa phát triển mạnh nên bón quanh cách gốc khoảng 20-30cm tùy theo độ lớn của cây. Phủ lên một lớp đất mỏng và tạo lớp phủ bằng lá cây, xác thực vật.
- Bón lót: Trộn phân hữu cơ đều với đất vào hố/gốc và lấp hố trước khi trồng 15 - 30 ngày.
- Bón thúc: Xới nhẹ đất, rải đều phân và phủ một lớp đất mỏng lên trên.
Tưới nước sau khi bón phân để phân hòa tan cho cây trồng dễ hấp thu.
Hình ản: Bón phân hữu cơ Nhật giai đoạn cây con
Giai đoạn cơi đọt búp:
Giai đoạn này nông dân thường gọi là hả mắt kéo, lúc này cần thúc phân để bắn đọt ra, liều lượng từ 2 - 3kg/cây
Giai đoạn ra hoa và hình thành quả
Giai đoạn làm bông nên bón phân với liều lượng 2 - 3kg/cây để giúp quá trình ra hoa dễ dàng.
Giai đoạn hình thành quả: bón phân với liều lượng 2 - 3kg/gốc, kết hợp với sản phẩm có hàm lượng Kali cao để góp phần nâng cao chất lượng quả.
Giai đoạn sau thu hoạch, nguồn phân hữu cơ vi sinh là cần thiết cho cây phục hồi, đảm bảo cây phát triển ổn định cho mùa vụ sau với liều lượng 2-3kg/gốc
Cách bón:
- Bón thúc Bón rải quanh bồn, ở phía ngoài rìa tán lá, xới nhẹ và đều, phủ lớp đất mỏng hoặc lá cây, cỏ lên trên
- Bón lót: Đào rãnh rộng 10 - 30 cm, sâu 10 - 20 cm xung quanh đường kính tán, bón xong lấp đất lại.
Tưới nước sau khi bón phân để phân hòa tan.
Hình ảnh: Người dân dùng Phân gà hữu cơ Nhật Bản cho cây sầu riêng
Lưu ý:
- Lưu ý là không rải phân vào gốc cây, vị trí rải phân chính xác nhất là vị trí bằng tán cây, hoặc 2/3 từ gốc tính ra trị trí tán lá, giúp rễ tiếp cận được phân bón.
- Bón phân xong cần tưới nước ngay và tủ lớp che phủ quanh gốc lại giữ ẩm giúp phân tan.
- Làm sạch cỏ xung quanh gốc sầu riêng để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây sầu riêng, nhưng cần chú ý trong việc làm bồn trong tán dễ làm tổn thương rễ cây
- Tạo lớp che phủ gốc bằng lớp lá cây cỏ lên trên xung quanh gốc giữ ẩm, tránh bốc hơi phân.